Tập huấn Võ cổ truyền toàn quốc năm 2017

Thứ tư - 25/10/2017 21:29
Thực hiện kế hoạch số 06/TCTDTT-TDTTQC ngày 10 tháng 01 năm 2017 của Tổng cục Thể dục thể thao và kế hoạch công tác năm 2017 của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam; Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp cùng Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lớp tập huấn Võ cổ truyền toàn quốc từ ngày 13 đến 20 tháng 3 năm 2017 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tập huấn Võ cổ truyền toàn quốc năm 2017
Mục đích của Lớp tập huấn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, võ sư, trợ giáo, trọng tài Võ cổ truyền Việt Nam của các đơn vị, địa phương nắm bắt, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 
Nội dung chương trình tập huấn gồm:
 
1. Phổ biến Quy chế quản lý chuyên môn, ban hành kèm theo Quyết định số 88/QĐ-LĐVTCTVN ngày 9 tháng 9 năm 2016 của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và kế hoạch phát triển Võ cổ truyền Việt Nam ra thế giới của Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam.
 
2. Tập huấn Luật thi đấu Võ cổ truyền Việt Nam đã được Tổng cục Thể dục thể thao ban hành kèm theo Quyết định 483/QĐ-TCTDTT ngày 27 tháng 4 năm 2016; trong đó có nội dung thi đấu đối kháng và phương pháp trọng tài, giám định cùng nội dung thi đấu quyền thuật (biểu diễn) và phương pháp giám khảo, mục đích nâng cao trình độ cho một số trọng tài chủ yếu do Liên đoàn điều động.
 
3. Tập huấn ôn luyện kỹ 10 bài võ quốc tế, trong đó tập trung hơn đối với hai bài Song tuyết kiếm và Phong hoa đao
 
Đăng ký tham gia tập huấn có 314 học viên, chính thức tập luyện đều và nhận Giấy chứng nhận tập huấn là 274 học viên, trong đó có 40 nữ, đến từ 40 tỉnh, thành, ngành trong toàn quốc là An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hậu Giang, Hưng Yên, Khánh Hoà, Kiên Giang, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quân đoàn 4, Quân khu 7, Quân Khu 9, Sóc Trăng, Thanh Hoá, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
 
Sự thay đổi quy chế hiện nay của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam là yêu cầu hội nhập thế giới, nâng Võ cổ truyền Việt Nam lên tầm cao mới cả về chất lượng lẫn số lượng theo khuynh hướng hiện đại, khoa học, thể thao nhưng vẫn giữ bản sắc văn hoá, tính truyền thống, lịch sử của Võ cổ truyền Việt Nam.
 
10 bài võ của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam được tập luyện trong đợt này và sẽ giới thiệu ra thế giới là các bài:
- Lão mai quyền
- Ngọc trản quyền
- Hùng kê quyền
- Lão hổ thượng sơn
- Thanh long độc kiếm
- Phong hoa đao
- Song tuyết kiếm
- Thái sơn côn
- Siêu xung thiên
- Độc lư thương
 
Trong 10 bài võ này, hai bài mới là Phong hoa đao và Song tuyết kiếm có xuất xứ như sau:
PHONG HOA ĐAO
Phong hoa đao là bài binh khí quy định mới của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Phong Hoa đao là một trong Ngũ bộ Phong hoa gồm Phong hoa kiếm, Phong hoa đao, Phong hoa côn, Phong hoa thương, Phong hoa thiết phiến của môn phái Hoa Quyền thuộc Hội Võ thuật Hà Nội.
Hoa Quyền là một võ phái cổ truyền Việt Nam, do cố Võ sư Hoàng Văn Thơ (1890 - 1976) sáng lập tại Bắc bộ dựa trên những sở học của bản thân. Ông đã có dịp học võ với nhiều thầy cả người Việt lẫn người Hoa ở các vùng khác nhau. Ông truyền nghệ cho con trai mình là Võ sư Hoàng Thanh Vân (1922 - 2013), Chưởng môn đời thứ 2, trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1950 với tên gọi là môn võ Hoa Quyền của dòng họ Hoàng. Võ sư Hoàng Thanh Vân cứ theo đó gọi môn phái của mình là Hoa Quyền. Hiện tại con trai của cố Võ sư Hoàng Thanh Vân là Võ sư Hoàng Trường Giang kế thừa Chưởng môn đời thứ 3 Môn phái Hoa Quyền.
Phong hoa đao thi triển lúc cương, lúc nhu, chiêu thức liền mạch theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Các đòn thế kín kẽ, uyển chuyển, dũng mãnh. Phong hoa đao chia làm 4 thức tượng trưng cho 4 hướng, mỗi thức có 9 thế tượng trưng cho 8 hướng và trung tâm. Tổng cộng 36 thế.
 
Thức 1:
Bái tổ lập đao
Giao đao đả hổ
Tàng đầu hữu bàn đao
Hoành khiêu bộ khoá đao
Khiên thủ tàng đao
Tả hữu phân lieu đao
Độc lập phách mộc đao
Tả hữu trích tinh đao
Hồi đao thích hổ
 
Thức 2:
Phạt thảo hý du long
Khiên thủ tàng đao
Tả hữu phân liêu đao hoàn bộ
Đăng sơn viễn thiếu
Tả hữu trảm mộc
Phục hổ trảm thượng
Hoành tảo thiên quân
Thiềm triển khoá đao
Hồi thân phách đao
 
Thức 3:
Tàng đầu bàn đao
Phạt thảo hý long
Khiên thủ tàng đao
Loan phụng thượng thôi đao
Hồi thân trảm mã đao
Độc lập hạ tiệt cước
Hồi thân trảm mã đao
Uyên ương mạc đao
Hoành bộ thượng thôi đao
 
Thức 4:
Tả hữu trảm mạc đao
Tả thủ kim tiêu cước
Hữu tả trảm mạc đao
Hữu thủ kim tiêu cước
Hồi thân trảm mã đao
Khiên thủ tàng đao
Tả hữu phân liêu đao
Thượng bình tàng đao
Bái tổ thu đao thức
SONG TUYẾT KIẾM
Song tuyết kiếm là bài binh khí đôi quy định mới của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Bài Song tuyết kiếm của Môn phái Nam Hồng Sơn thuộc Hội Võ thuật Hà Nội.
Nam Hồng Sơn là môn võ do cố Võ sư Nguyễn Nguyên Tộ (1895 - 1984) sáng lập trên cơ sở kết hợp võ thuật Trung Hoa và võ thuật cổ truyền Việt Nam. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1984 con trai trưởng của ông là Võ sư Nguyễn Tỵ tiếp tục phát triển Nam Hồng Sơn trên địa bàn Hà Nội và Hà TâyVõ sinh Nam Hồng Sơn tập luyện võ thuật Trung Hoa ở những năm đầu, sau đó mới học võ thuật cổ truyền Việt Nam, kết hợp cả võ thuật tay không và binh khí. Song tuyết kiếm có 40 câu thiệu:
 
1. Bình thân
2. Bái tổ kính sư
3. Tiên ông chỉ lộ
4. Song long hợp khẩu
5. Song long xuất thuỷ
6. Tam bộ loan kiếm
7. Bạch hạc đạt tuyết
8. Thiết ngưu chuyển giác (2 lần)
9. Song long xuất thuỷ
10. Song long bảo nguyệt
11. Tà phong tảo diệp
12. Hoành phong tảo địa
13. Luân thân hồi kiếm
14. Thiết ngưu chuyển giác
15. Song long xuất thủy
16. Loan kiếm tuyết hoa
17. Luân thân hồi kiếm
18. Tam bộ loan kiếm
19. Bạch xà luân thân
20. Thiết ngưu chuyển giác
21. Song long xuất thủy
22. Loan kiếm tuyết hoa
23. Luân thân hồi kiếm
24. Tam bộ loan kiếm
25. Bạch xà luân thân
26. Tả hữu loan kiếm
27. Phượng lập sơn đầu
28. Song long xuất hải
29. Ma vương trá tẩu
30. Ẩn long phục thế
31. Phốc bộ phi cước
32. Song long xuất hải
33. Hoành phong tảo địa
34. Bạch xà luân thân
35. Điểu trá yến phi
36. Thiết ngưu chuyển giác
37. Loan kiếm tuyết hoa
38. Bạch long triều nguyệt
39. Song long xuất thủy
40. Bái tổ lập như tiền
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã ghi hình theo quy trình giáo khoa, sư phạm để trở thành tài liệu chính thức của Liên đoàn cho lớp tập huấn lần này.
Những lớp tập huấn chuyên môn Võ cổ truyền toàn quốc tổ chức tại thành phố Đà Lạt luôn được thành công. Đây là một trong những lớp tập huấn chuyên môn quan trọng đánh dấu sự chuyển biến tích cực, thể hiện qua tinh thần học hỏi, tập luyện, có số lượng học viên và đơn vị tham gia rất đông với nội dung sát thực tế, nhiều bổ ích cho người học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bản quyền 2017 thuộc về Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: Lô C -192 đường Trần Phú nối dài, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: BCH Hội khóa 2 | Điện thoại: 02353.810278
https://lichworldcup2022.com/, https://linkvaobong88ag.vip, https://nhacailucky88.net, https://manclub.link
Đang truy cập: 2   Thành viên online:    Máy chủ tìm kiếm:    Khách viếng thăm:    Hôm nay: 32   Tháng hiện tại: 295   Tổng lượt truy cập: 295,348  
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây